Theo chuyên gia văn hóa, ngày Vía Thần Tài (ngày 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm) có xuất xứ từ Trung Quốc, xuất hiện ở Việt Nam vào đầu thế kỷ 20.
Theo truyền thuyết xưa, trong một lần đi chơi uống rượu, Thần Tài say quá nên rơi xuống trần gian, đầu va vào đá nằm mê mệt không biết gì. Khi Thần Tài vào nhà nào xin ăn thì nhà đó giàu có, buôn may bán đắt… Đến ngày mùng 10 tháng Giêng thì Thần Tài bay về trời.
Để tưởng nhớ Thần Tài, mọi người chọn ngày mùng 10 tháng Giêng là ngày vía Thần Tài. Từ đó, phong tục thờ cúng Thần Tài là ngày mùng 10 Âm lịch hàng tháng.
Trước đó, trả lời báo Dân Việt, Thạc sỹ văn hoá và giáo dục Nguyễn Đức Hiển – Nghệ nhân dân gian Văn hoá tâm linh Việt Nam (Viện nghiên cứu Văn hoá tín ngưỡng Việt Nam) đã cho biết, từ lâu Thần Tài đã là vị thần quen thuộc với mọi người dân Việt Nam, đặc biệt là những người làm kinh doanh. Tục thờ Thần Tài có xuất xứ từ Trung Quốc, xuất hiện ở Việt Nam vào những năm đầu thế kỉ 20.
Nên cúng ngày Vía Thần Tài 2021 vào giờ nào?
“Nên thắp hương Thần tài vào buổi sáng lúc 7 – 9h (giờ Thìn) là đẹp nhất.
Bàn thờ Thần tài phải đặt tiếp âm, tức là sát đất (nền nhà), ở vị trí có thể quan sát hết sự ra vào của khách khứa dưới tầng một (gần cửa chính hoặc ở ban công). Việc đặt bàn thờ Thần tài dưới đất là theo thuyết Thiên – Địa – Nhân là nở ra từ dưới đất.
Khi cúng có thể khấn theo văn khấn Thần tài, nhưng nếu không biết thì tùy mục đích, nội dung khấn mà có thể cầu mong tiền tài, công việc làm ăn, kinh doanh sung túc, gia đình thịnh vượng, miễn sao là khi khấn phải thành tâm”
Nghệ nhân văn hóa tâm linh Nguyễn Đức Hiển
Theo ông Hiển, có nhiều câu chuyện kể về nguồn gốc của vị thần tài lộc này, song tựu chung đều có liên quan đến công việc, làm ăn: mọi người thường thờ cúng Thần Tài để cầu mong tài lộc, may mắn sẽ đến với họ.
“Đây không chỉ là ngày cảm ơn Thần Tài đã phù hộ cả 1 năm qua mà còn là ngày mong đổi vía, lấy vía của Thần Tài để phù hộ cho gia chủ 1 năm làm ăn sung túc bởi vàng là tượng trưng cho sự giàu sang và phú quý”, ông Hiển cho biết.
Về việc có nên mua vàng ngày vía Thần Tài để cầu may hay không, ông Hiển cho rằng, trên thực tế, không có tài liệu nào cho thấy thông tin rõ ràng về ngày Thần Tài, cũng như không có căn cứ nào để chắc chắn mua vàng ngày Thần Tài là may mắn phát tài. Đây cũng không phải kinh nghiệm dân gian hay phong tục của người Việt.
Ông Hiển khuyên rằng người dân không nên chạy theo mua vàng bằng được trong ngày Vía Thần Tài dù giá vàng cao ngất. Còn nếu người dân muốn mua thì cũng nên lựa mua cho vừa túi tiền, không nên mua theo phòng trào làm hỏng hết ý nghĩa “cầu may mắn, thịnh vượng” trong ngày Vía Thần Tài.
Không để bàn thờ Thần tài bụi, bẩn
Theo quan niệm của cha ông, tượng Thần Tài phải luôn được giữ sạch sẽ, khô thoáng để thể hiện tấm lòng thành kính. Mỗi gia đình cần có một chiếc khăn sạch chỉ dùng để lau riêng cho tượng Thần Tài.
Khi làm lễ cũng Thần Tài nên ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng, đúng mực, không mặc đồ rách, hở hang, thể hiện tấm lòng thành kính. Đồng thời, tuyệt đối kiêng kỵ việc nói tục chửi bậy trước, trong và sau khi hành lễ.
Bàn thờ Thần Tài không được đặt trước cửa phòng tắm hay gần khu vực để thùng rác hoặc quần áo nữ. Điều đó đồng nghĩa với việc làm ô uế, vấy bẩn lên vị thần. Nơi đặt bàn thờ Ông Địa và Thần Tài phải luôn sạch sẽ.
Không đặt bàn thờ Thần Tài ở lối đi lại. Nếu đặt ở lối đi lại ồn ào sẽ làm mất đi sự thanh tịnh của nơi thờ cúng. Như vậy, gia đình sẽ ít có may mắn và tài lộc.
Sắm lễ cũng Thần Tài phải đầy đủ
Sắm lễ cúng Thần Tài mọi người thường mua: 1 bình bông, 1 con tôm, 1 con cá lóc nướng, 1 con cua, 1 miếng heo quay, 1 bộ giấy tiền vàng mã, 1 đĩa ngũ quả, chum rượu, để cúng lấy vía Thần Tài cầu xin cho năm mới làm ăn phát đạt.
Đồ cúng thường là các món ăn ngon như heo vịt quay, gà, hoa quả, nước uống hàng ngày… vì dân gian truyền rằng, Thần Tài rất thích món Cua biển và heo quay, chuối chín vàng.
Ngoài ra, dân gian còn có tục mua vàng đặt lên bàn thờ lúc cúng để xin lộc Thần Tài, cúng xong mang trên người sẽ được may mắn quanh năm.
Qua tìm hiểu, hoa cúng Thần Tài nên có nụ, có hương thơm càng tốt và không nên dùng hoa giả. Đèn, nến không nên dùng đèn nhấp nháy, đèn điện vì tạo ra trường khí xấu, ảnh hưởng đến việc thờ cúng. Nên dùng đèn thật như đèn dầu, nến… để cúng. Nhưng thời gian thì chỉ nên thắp hương thần Tài vào buổi chiều hàng ngày.
Bên cạnh đó, dân gian còn có tục mua vàng đặt lên bàn thờ lúc cúng để xin lộc Thần Tài, cúng xong mang trên người sẽ được may mắn quanh năm. Có người còn cúng thêm cả cá nướng…cái này cũng tùy điều kiện và hoàn cảnh của gia chủ.
5 điều không nên làm khi cúng Thần Tài
– Không được ăn mặc luộm thuộm, không mặc đồ rách khi cúng.
– Không nói bậy, chửi tục trước, trong và sau khi cúng.
– Lộc cúng chỉ cho người trong nhà mà không được mang cho người ngoài
– Khi thờ cúng, nên dùng nến hoặc đèn dầu, không nên dùng đèn nhấp nháy và bóng điện vì chúng dễ tạo ra trường khí xấu, làm ảnh hưởng không tốt đến việc thờ cúng.
* Thông tin trong bài mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.
(Tổng hợp)